Ngân sách chi cho dự án căn cước công dân

 Khoảng 3800 tỷ đồng là số tiền mà chúng ta đã chi cho dự án căn cước công dân. Thế mà căn cước công dân chưa đổi hết lại dự thảo luật mới đổi thành thẻ căn cước

Link video: Click

Vào năm 2020 thì Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sản xuất, cấp và quản lý Căn cước công dân. Với tổng mức đầu tư dự án là 2.696 tỷ tổng

Đến năm 2022 thì bổ xung kinh phí thêm 1141 tỷ đồng. Vậy tổng ngân sách đang chi cho dự án căn cước công dân khoảng 3800 tỷ


Tuy nhiên mới đây nhất thì bộ công an lại trình quốc hội xem xét thay đổi luật căn cước công dân thành căn cước và một loạt các thay đổi mới như là bỏ vân tay, thay đổi thông tin về số căn cước, đổi quê quán thành nơi đăng ký khai sinh, nơi thường trú thành nơi cư chú….vv. Những thay đổi này thì theo cá nhân mang tính hình thức, đặt nặng vấn đề câu chữ, trong khi mẫu thẻ căn cước công dân hiện tại còn chưa thực hiện xong, và cũng chưa phát huy hết công dụng của việc gắn chip

Như tờ trình bộ công an thì việc thay đổi này sẽ không phát sinh chi phí tuy nhiên thực tế không phát sinh nhiều thì cũng phát sinh ít. Đơn giản việc cái tờ giấy in sai sửa mỗi cái văn bản để in lại cũng tốn sức người rồi hống chi cả 1 hệ thống phải lập trình lại, chỉnh sửa, thay đổi thì làm gì mà không tốn.

Thay vào làm những việc chưa cần thiết như vậy sao chúng ta không tập trung nguồn lực vào làm tốt hơn những gì hiện tại. Đồng bộ hóa hệ thống thông tin công dân, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nào là ứng ụng VNID, VSSID, mỗi tỉnh, mỗi sơ ban ngành lại 1 tài khoản để làm thủ tục hành chính, sao không đồng bộ hết những cái đó vào với nhau để tiện sử dụng. Việc gắn Chip lên thẻ hiện tại chưa thấy áp dụng được vào công việc gì ngoài việc thử nghiệm rút tiền bằng thẻ căn cước.

Với việc rất nhiều đại biểu quốc hội phản ánh và không đồng ý việc sửa đổi luật này, cần xem xét kỹ hơn thì hi vọng bộ công an và chính phủ sẽ xem xét và điều chỉnh hợp lý hơn tình hình thực tế.


1 Nhận xét

Mới hơn Cũ hơn